BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

DANH MỤC ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

ĐƯA RA TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN TỪ NĂM 2017

(Kèm theo Công văn số 2606 /BGDĐT-KHCNMT  ngày 02 tháng 6 năm 2016)

Đơn vị: Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM

 

TT

Mã số

Tên đề tài

 

Định hướng mục tiêu

Dự kiến sản phẩm và yêu cầu, chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật đối với từng sản phẩm

Dự kiến kinh phí

từ NSNN

(tr. đồng)

Tên trường

 

KYTH-18

Nghiên cứu công nghệ và thiết kế chế tạo thiết bị chế biến ca cao qui mô nhỏ.

Thiết kế, chế tạo được thiết bị chế biến ca cao khép kín từ hạt sau khi lên men đến thành phẩm là bột, bơ ca cao, và chocolate với quy mô nhỏ

1. Thiết bị chế biến ca cao khép kín từ hạt sau khi lên men đến thành phẩm là bột, bơ ca cao, và Chocolate với quy mô nhỏ. Năng suất của cả dây chuyền đạt khoảng 100kg hạt/ngày.

2.Bản thiết kế và tài liệu kỹ thuật hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng kèm theo cho thiết bị chế biến ca cao khép kín từ hạt sau khi lên men đến thành phẩm là bột, bơ ca cao, và Chocolate với quy mô nhỏ.

3. Công bố:

- 01 bài báo trên tạp chí quốc tế;

 - 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành trong nước. 

4. Đào tạo: 01 thạc sĩ.

350

Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM

 

KYTH-19

Thiết kế chế tạo thiết bị phát sóng radio (RF) ứng dụng cho sấy dược liệu cao cấp

- Thiết kế chế tạo được thiết bị phát sóng radio (RF) ứng dụng cho sấy dược liệu cao cấp.

- Thử nghiệm sấy một số loại nông sản thực phẩm cao cấp như thượng đẳng sâm và nấm linh chi

1. Hệ thống sấy bao gồm 01 thiết bị phát sóng radio ứng dụng trong kỹ thuật sấy và 01 thiết bị sấy bơm nhiệt.

2. Bản tính toán thiết kế và tập bản vẽ thiết kế thiết bị phát sóng radio; Tài liệu kỹ thuật hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng thiết bị phát sóng radio.

3. Công bố: 

- 01 bài báo trên tạp chí quốc tế;

- 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước;

4. Đào tạo: 01 thạc sĩ; Hỗ trợ đào tạo 01 NCS.

350

Trường ĐH Nông Lâm TPHCM

 

NL-06

Nghiên cứu xây dựng mô hình tái cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An

Xây dựng được mô hình tái cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp bền vững gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn để ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu và nước biển dâng trên địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An

1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp; bản đồ thích hợp đất đai; bản đồ đề xuất bố trí cây trồng hợp lý; bản đồ độ mặn của đất (tỷ lệ 1/25.000).

 2. Mô hình tái cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững trên cơ sở kết hợp 3 yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường (02 mô hình tại 2 xã chịu ảnh hưởng nhiều của tác động biến đổi khí hậu và nước biển dâng, mỗi mô hình 01 ha)

3. Bộ cơ sở dữ liệu về thủy văn, địa hình, thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất.

4. Công bố:

- 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế,

- 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

5.  Đào tạo: 01 thạc sĩ.

350

Trường ĐH Nông Lâm TPHCM

 

NL-20

Tạo chủng vi khuẩn E.coli biểu hiện protein GP5 từ chủng virus (PRRSV) gây bệnh tai xanh có nguồn gốc từ Trung Quốc dùng trong miễn dịch trung hòa.

 

Đánh giá được khả năng trung hòa của protein GP5 ở virus (PRRSV) có nguồn gốc Trung Quốc.

1. Chủng vi khuẩn E. coli có biểu hiện protein GP5

2. Báo cáo đánh giá khả năng trung hòa của protein GP5 ở virus (PRRSV) có nguồn gốc Trung Quốc

3. Quy trình biểu hiện và tinh sạch protein GP5 trong tế bào E. coli

4. Công bố:

- 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế,

- 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

5.  Đào tạo: 02 thạc sĩ.

350

Trường ĐH Nông Lâm TPHCM

 

NL-33

Nghiên cứu tạo giống ngô đường lai đơn F1 phục vụ sản xuất khu vực Đông Nam Bộ

- Tạo được 8-10 dòng thuần ngô đường ưu tú về năng suất, phẩm chất và khả năng phối hợp.

- Tạo được 1-2 tổ hợp lai có năng suất cao hơn các giống ngô đường đang trồng phổ biến từ 10-15%, chất lượng tương đương các giống đang trồng phổ biến.

1. Dòng thuần ngô đường ưu tú về năng suất, phẩm chất và khả năng phối hợp (8-10 dòng).

2. Tổ hợp lai có năng suất cao hơn các giống ngô đường đang trồng phổ biến từ 10-15%, chất lượng tương đương các giống đang trồng phổ biến (1-2 tổ hợp lai).

3. Hình ảnh và bảng mô tả đặc điểm nông sinh học của giống ngô đường mới được lai tạo.

4. Mô hình trình diễn trồng ngô đường giống mới tại Bình Dương, Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh (03 mô hình).

5. Công bố:

- 02 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

6.  Đào tạo: 02 thạc sĩ.

350

Trường ĐH Nông Lâm TPHCM

 (Danh mục có 05 đề tài)

Số lần xem trang: 2115
Điều chỉnh lần cuối: 07-06-2016

Trang liên kết

 
THƯ VIỆN VIDEO

                                                      

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : một chín hai không chín

Xem trả lời của bạn !